Phạm Thị Oanh Yến - Cách đây đúng hai tháng tôi có đọc một bài viết trên báo Tuổi Trẻ viết về nhận xét của Hirasawa Ayami một nữ du học sinh Nhật Bản, với những trải nghiệm sau hai năm sống và học tiếng Việt ở trường Đại học khoa học Xã Hội và Nhân văn TP hcm. Và cuối bài cô đưa ra một kết luận: “ Một xã hội mà mức độ hiểu ngầm thấp là một xã hội ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột”*. Theo tôi nhận xét trên của Hirasawa San**
nếu người đọc là một người tinh ý và sâu sắc sẽ cho là nhận xét trên có phần đểu cáng và nhục mạ dân Việt Nam vì trong bài viết này bản thân nó cũng gửi đi một thông điệp ngầm rằng chỉ dân Việt Nam và ở Việt Nam mới xẫy ra những chuyện như thế. Cái văn hóa “ không nói mà hiểu” như Hirasawa San đề cập đến trong bài viết của báo Tuổi Trẻ tôi nghĩ còn rất xa để, người Việt hiện tại có thể với tới được như khỏang cách hiện tại giữa Việt Nam, không nói đâu xa nếu so với Singapore.Thật là xấu hổ khi đưa ra những lời thú nhận như vậy. Khi thế hệ chúng tôi đã thấm vào tận xương tủy những câu quan họ như “ Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần…” hay “ Yêu nhau cởi áo cho nhau về nhà dối rằng …” hoặc qua những tứ nhạc của Đoàn Chuẩn-Từ Linh với “ Gửi gió cho mây ngàn bay” hay “ Tôi có người em, tuổi mới đôi mươi…” hay sến hơn “ Sợ thư tình chưa đủ nghĩa yêu thương, anh pha mực cho vừa màu…” của một tác giả mà bộ nhớ đã chập mạch theo năm tháng sống mòn trên đời…Nhưng thế hệ chúng tôi ai chỉ cần nghe qua là đủ hiểu thậm chí nhớ đời. Vâng cái văn hóa “ không cần nói cũng hiểu của chúng tôi nó đã “ say good bye” tự thưở nào để đến nổi một bài viết của một người tôi vốn không “đặc biệt ngưỡng mộ” vì nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống hằng ngày của tôi về một vấn đề chẳng có sức “thuyết phục đặc biệt” gì đến nồi cơm điện của gia đình tôi ngoài việc mỗi ngày bữa cơm gia đình bị mụ vợ già ở nhà dành tiền ăn quà hay sao? Mà càng ít đi chất đạm.
Một bài viết mà ngay đến thằng tôi, chỉ tốt nghiệp 12/12 có cơ may học tiếng phốp ở Cuba ĐỌC TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI cũng cảm thấy rằng tác giả đã phát biểu và viết trong một chừng mực nhất định trong sự CHÍNH TRỰC của mình, bị những con linh cẩu ở đâu phả hơi tanh tưởi từ trong đáy lòng của chúng MÀ HÒNG BIẾN NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT CỦA MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC THÀNH MỘT BÃI PHÂN .Vâng tôi lại sợ cái sự hiểu ngầm có chủ ý, nên tôi xin nói thẳng người Chính trực nà tôi đề cập đến là Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Đọc những bài viết tanh tưởi với mưu đồ như thế tôi thấy tựu trung lại chỉ tập trung vào hai câu mở đầu của GS Ngô Bảo Châu: “ Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”(hết trích). Những bài viết như vậy tập trung ở blog lề bên trái của tác giả Đào Hiếu trong bài “Phảng phất một cái mùi” và của tác giả Nguyễn Tường An trong bài “Ai sợ hãi? Ông quan tòa hay giáo sư Ngô Bảo Châu” hay như bài của tác giả Huỳnh Thục Vi “ Trong thiên hạ, không ít người thông minh và liêm sỹ hơn ông Châu, dù họ không giải được bộ đề quỷ quái gì đó” .
Tôi vốn chẳng có cảm tình gì “đặc biệt” với ông Ngô Bảo Châu, cũng như cái bổ đề quỷ quái gì đó mà ông chứng minh được sau bao nhiêu năm các nhà toán học sừng sỏ của thế giới phải bó tay, bó chân, thậm chí bó chiếu. com cũng chẳng giúp ích gì “đặc biệt” cho thằng con nhỏ khờ khờ của tôi, suốt ngày bị mẹ mắng vì tội dốt toán.
Nhưng khi đọc bài viết của tác giả Đào Hiếu, Nguyễn Tường An, Huỳnh Thục Vi, thì chí ít tôi cũng có được nhận xét rằng cái “văn hóa không nói cũng hiểu” nếu có ở nước tôi nó cũng “Hira Kiri”*** từ thưở Bác Hồ còn đi chăn trâu. Đọc bài viết của các vị này tôi lại liên tưởng đến hoàn cảnh của Đức cha Ngô Quang Kiệt khi bị nhà cầm quyền toàn trị cs ngắt bớt phần sau lời phát biểu của đức cha để quy chụp cho đức cha tiếng xấu là khi dể, xỉ nhục Dân tộc Việt Nam.
Vì hầu như từ đầu chí cuối các vị này không “có lẽ ông Châu muốn nói như vầy” hoặc “ông Châu ngụ ý như thế kia…” thậm chí còn lôi một câu ranh ngôn tiếng Phốp ra lòe thiên hạ vốn đã dốt của cái xứ vốn dốt đặc cán mai như CHXHCNVN “la moitié de la vérité ce n’est pas la vérité”. Thật sự cái sự hiểu ngầm của Hirasawa San nó đã “em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại…” tự thưở nào, mà phải gào thét giống như Ưng Hoàng Phúc rằng thì là “Ở bên người đó em đừng nhớ tới tôi…” hay đại loại như vậy. Do đó để cho có sức thuyết phục Giáo sư Ngô Bảo Châu phải thét lên rằng “ Tôi thích ông Cù Huy Hà Vũ chết cha chết mẹ. Những lý lẽ mà ông đưa ra thuyết phục tôi giống như tuyên ngôn độc lập của bác hồ v. v và v.v…!???” thì mới vừa lòng những nhà rân chủ phồng mang trợn má diễn sơn đông mãi võ chăng???
Qủa thực Hirasawa cực đểu khi đưa ra nhận xét “ Người Việt Nam rất giỏi hiểu ngầm” trên.
Nãy giờ các còm sỹ có hiểu ngầm ý của tôi không?
Mong rằng tôi không bị chết liền tại chổ vì cái sự hiểu ngầm quá hay của các còm sỹ.
Mong rằng tôi không bị chết liền tại chổ vì cái sự hiểu ngầm quá hay của các còm sỹ.
Hà Nội 15/04/2011
*Báo Tuổi Trẻ 15/01/2011 “ Người Việt hiểu ngầm rất hay”
**San = Mr hay Mss trong tiếng Nhật
*** Hira Kiri: tục mổ bụng tự sát khi bị nhục nhã của tầng lớp Samurai Nhật Bản
www.aotrangoi.blogspot.com
No comments:
Post a Comment