Đại Nghĩa - Ngô Bảo Châu, một trí thức trẻ rất thành công trong con đường trao giồi kiến thức song còn ngỡ ngàng trước thử thách của búa riều dư luận. Ông là một nhà toán học mà tài năng không có người đàm tiếu, tuy nhiên về khía cạnh xã hội, chính trị vừa va chạm thì đã có tiếng thị phi và nhiều thử thách, nó nhiêu khê huyền biến chứ không có công thức, định lý trơn tru như toán học. Ngô Bảo Châu là:
“ Một nhà toán học hàng đầu của Việt Nam…Tiến sĩ Ngô Bảo Châu từng dạy đại học ở Pháp, là người Việt đầu tiên được giải thưởng toán học quốc tế Clay Research Award. Vì thành tích này mà nhà nước Việt Nam đã“ đặc cách” về việc phong hàm giáo sư được coi là trẻ nhất ở Việt nam”. (BBC online ngày 6-6-2009)
Ngô Bảo Châu quả thật là một nhân tài toán học hiếm có, ông là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Fields cao quý. Với cái danh dự mà Ngô Bảo Châu mang về cho người Việt Nam, chính quyền cộng sản trong nước đã vội vàng chụp lấy như là bảo vật mà chính họ ra công đào tạo. Họ hảnh diện, họ mua chuộc, ngay cả việc tặng nhà, tặng cả chức danh cao trọng. Bên cạnh những ưu ái mà cộng sản đã dành cho Ngô Bảo Châu cũng còn có nhiều điều mà ông phải ứng xử sao cho phải lẽ.
Hiện ở trong nước có nhiều việc“ nhạy cảm” cấm kỵ như việc cho Trung quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên, ấy thế mà Ngô Bảo Châu cũng đã ký tên trong bản kiến nghị cùng trên hai ngàn nhà cách mạng trí thức yêu nước yêu cầu đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam ngưng ngay việc khai thác bauxite đầy tai hoạ và ngoài ra Ngô Bảo Châu còn gửi một bức thư yêu cầu Quốc hội Việt Nam xem xét lại dự án khai thác bauxite, và ông viết:
“ Trong truờng hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa…”
“ Ngô Bảo Châu đã viết trong bức thư lời kêu gọi Quốc hội Việt Nam hãy thu thập lắng nghe ý kiến phản biện của các khoa học gia và trình bày rõ ràng những vấn đề trách nhiệm Quốc hội đối với các cử tri”. (BBC online ngày 6-6-2009)
Tiến sĩ Ngô Bảo Châu đã chứng tỏ đã thông minh và khả năng của mình ngoài cái tài về toán học, khi nhận định về quyền tự do báo chí thì những dòng đầu tiên trên blog cá nhân ông bày tỏ quan điểm của mình về việc phải đi theo lề phải mà bộ trưởng bộ Thông tin Lê Doãn Hợp đã dành cho hơn 700 tờ báo và đài quốc doanh của Việt Nam, ông đã trả lời bằng một câu“ danh ngôn” đáng khâm phục như sau:
“ Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC(Ngô Bảo Châu) là lề trái hay lề phải.
“ Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. (BBC online ngày 21-8-2010)
Quả thật đây là một cái tát thật mạnh vào mặt của bộ trưởng Thông tin Lê Doãn Hợp vì chỉ có ông ta và các báo đài quốc doanh mới là đàn cừu đi theo lề phải mà thôi, như vậy với câu nói trên Ngô Bảo Châu rất xứng đáng lảnh thêm một giải cao quí nữa.
Qua hai sự việc nêu trên thì chúng ta đã thấy được một Ngô Bảo Châu đáng được trân quí mà không có lời phản đối. Tuy nhiên, qua việc thứ ba thì Ngô Bảo Châu gặp rất nhiều ngộ nhận, do đó mà không ít người đã phản đối ông ta từ ít tới nhiều. Nhưng đứng trước một sự việc tế nhị, chúng ta cần bình tâm mà nhận xét cho rõ ràng kẻo oan sai sẽ gây một thiệt hại đáng tiếc mà không sao hàn gắn được.
Tôi rất đồng ý với ông Trần Việt Hoàng đã nhận định và thấu hiểu về Ngô Bảo Châu một cách chính xác qua bài viết “ Về sự sợ hãi” trên blog“ Thích toán học”. Bài viết này chắc chắn là Ngô Bảo Châu viết cho đối tượng là cộng sản, và như vậy ông ta đã áp dụng đúng phương pháp giáo đầu là phải làm cho đối tượng:
“ Bạn rán làm cho người đó nói:“ Phải, phải” càng sớm càng hay. Đừng bao giờ để người đó trả lời “ không” hết.”
“ Trong cuốn” Thuật dẫn dụ cư xử của loài người”, giáo sư Qverstreet nói:
“Một câu trả lời“ không”, tất cả lòng tự phụ của người đó bắt buộc họ giữ hoài thái độ ấy và tiếp tục nói“ không” hoài. Sau này người đó có hiểu rằng câu trả lời“ không” đó là vô lý, cũng mặc!..
“ Trái lại, khi một người nói“ có”, cả cơ thể người đó đều thẳng duỗi ra một thái độ sẳn sàng tiếp đón. Cho nên ta càng làm cho nhiều người nói nhiều tiếng“ có” bao nhiêu thì người đó càng dễ thuận ý theo đề nghị ta bấy nhiêu…
“ ..tôi tránh không nghĩ tới điều tôi muốn mà để hết tâm tư vào những ý muốn của thân chủ, và trước hết, phải làm sao cho họ nói“ phải, phải” ngay từ đầu”.
(Đắc nhân tâm- Nguyễn Hiến Lê – Phần 15 : Bí quyết của Socrate)
Người cộng sản đã áp dụng phương pháp nói trên mỗi khi họ muốn phê bình chúng ta điều gì, trước hết họ khen vu vơ một vài “ mặt mạnh” để lấy lòng của ta rồi sau đó họ đi sâu vào mục đích chính là đề cập đến“ mặt yếu” của ta để rồi phê bình chúng ta một cách thậm tệ.
Cũng dùng phương pháp này, Ngô Bảo Châu vô dạo đầu bài “ Về sự sợ hãi” bằng câu: “ Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”. Câu này tiền đề theo bài bản, trước là để lấy lòng đối tượng và sau là cái mục đích chính ở chữ “ Nhưng”. Chính cái ý lợi hại của Ngô Bảo Châu là đàng sau chữ “ nhưng”, ông đã mạnh dạn ca tụng tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ như một người anh hùng trong khi CHHV chỉ là một tội phạm của chế độ:
“ Ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình”.
Và ngược lại, Ngô Bảo Châu đã dám nói thẳng vào mặt các quan tòa bẩn thỉu công cụ của một chế độ chuyên sử dụng“ luật rừng”:
“ Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên toà nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này…Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyễn sang công tác khác, phù hợp hơn. Không nên lấy sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. (Đàn chim Việt online ngày 12-4-2011)
Qua bài viết nói trên, một lần nữa ta thấy được cái thông minh và cái tinh tế của con người Ngô Bảo Châu, một nhà đấu tranh ôn hòa đầy nhiệt huyết, cương nhu lảo thông. Tuy nhiên, dù sao Ngô Bảo Châu vẫn là một thanh niên trẻ chưa được trui rèn trong chịu đựng nên đã vội“ đóng cửa chùa”. Tôi mong rằng dư luận phải có trách nhiệm và khả năng nhận định đừng làm thui chột một nhân tài có lòng với đất nước, đừng đẩy họ về phía bên kia. Riêng với Ngô Bảo Châu tôi xin kể một câu chuyện sống giữa dư luận đó là câu chuyện“ Ông gìa họ Mã mua…Ngựa hay là Miệng thế gian”:
“ Hai cha con họ Mã thử ngựa và ngã gía xong, tra yên cương, cha con đồng lên ngựa ra về, lòng thấy hoan hỉ. Họ đi qua một xóm nhà, Mã ông khiêm tốn cho ngựa đi nước kiệu, dân làng đón ông lại, nói:
- Mã lão, ông là người nuôi ngựa, sao ông không biết thương ngựa? Con ngựa gầy như thế kia, còn cha con ông cọp ăn bảy ngày không hết, nỡ nào cả hai lại đè trên mình nó?…
Thế là một mình Mã công tử ngồi ngựa, ông Mã đi bộ theo, tới xóm nhà khác, họ kéo ra đón đầu ngựa, xỉ vả người con:
- Ai dạy công tử cách hiếu đạo như thế? Con thì ngồi ngựa kênh kiệu, để cha chạy bộ đổ mồ hôi…Mã công tử lật đật leo xuống.
Người cha lên ngựa đi, ngang qua“ Khổng môn học hiệu”, một số học trò ở đó biết mặt ông gìa, chúng chạy lại đón ông, nói:
- Mã lão bá! Lảo bá lâu nay mạnh giỏi chứ? Nghe nói lệnh lang lâu nay bệnh thập tử nhất sanh, nay mới vừa hơi bình phục lão bá để lệnh lang nhọc nhoài cho đành.
Hai cha con xuống ngựa dắt bộ, hồi lâu đến xóm khác, có ai đó nhìn ngựa rồi chửi:
- Đúng là cha con một lão vô học. Đây là giống Hoàng Tuyệt Phiêu, một loại thiên lý mã, mua về để cưỡi hoặc làm giống, nào phải mua về để thờ, sao có ngựa lại không cưỡi?
Cha con họ Mã thiếu điều muốn khóc. Lão nói với con:
- Cưỡi ngựa cũng bị chửi, mà không cưỡi cũng bị chửi! Ta chiụ hết nổi! Thôi thả quách cho xong!
Về đến nhà, bà cụ ra đón đầu ngỏ. Ông cụ thuật lại mọi chuyện. Bà cụ nghe qua đấm vào đầu bình bịch, vừa khóc vừa nói:
- Ngu sao là ngu! Có bao nhiêu vét đi mua ngựa, rồi thả ngựa đi! Xưa nay miệng lưỡi thế gian. Việc mình, mình cứ làm, chiều ý, nghe lời họ làm gì?”(Thuật xử thế của người xưa - Ngô Nguyên Phi)
Ngô Bảo Châu, ông hãy tĩnh táo mà xác nhận ra cái thân thế của chính mình, đừng vì tiếng thị phi mà nãn lòng nãn chí, với học vị của ông tôi nghĩ ông có đủ khả năng và tư cách làm cái nhiệm vụ cao cả đối với dân tộc. Xin ông đừng“ đóng cửa chùa” trong khi thiên hạ đang cần sự lên tiếng làm nhức đầu bọn cộng sản của Ngô Bảo Châu.
“ Sự lên tiếng của Ngô Bảo Châu hiện nay đang gây được sự chú ý rất nhiều đối với các giới trí thức và dư luận giới trẻ”. (BBC online ngày 6-6-2009)
Đại Nghĩa- Sưu tầm
No comments:
Post a Comment